Có một số thói quen khi sử dụng laptop mà bạn tưởng chừng vô hại, nhưng thực ra nó lại làm giảm tuổi thọ máy tính của bạn.
Dưới đây là những sai lầm dễ dàng làm hại tới chiếc máy tính xách tay mà bạn nên tránh.
Vắt kiệt pin
Đối với laptop pin rất quan trọng, nhưng 1 vấn đề thường xuyên xảy ra đó là tình trạng chai pin mà thói quen “vắt kiệt tới giọt cuối cùng” chính là hành động vô tình tiếp tay. Trong pin lithium có một con chíp tích hợp để kiểm soát quá trình xả pin cũng như tránh được việc nạp quá tải. Nhưng khi dùng lạm dụng đến những % pin cuối cùng thì năng lượng nuôi con chíp kia cũng chẳng còn. Khi ấy, nguồn pin bị “loạn” và ra đi bất ngờ cũng không phải chuyện hiếm gặp.
Để sách vở trên laptop
Việc để sách vở hay bất cứ vật gì nặng lên máy tính sẽ gây hại cả phần cứng và phần mềm. Không cần giải thích thì bạn cũng có thể thấy chiếc màn hình laptop "mỏng manh" như thế nào. Màn hình LCD của laptop thường chỉ có 1 lớp vỏ mỏng vài mm bảo vệ, bởi thế, đặt các vật nặng lên trên sẽ khiến nguy cơ hỏng màn hình rất cao.
Để máy rung, lắc quá nhiều
Hiện nay phần lớn ổ cứng laptop vẫn là các loại ổ cứng HDD truyền thống. Đây là loại ổ cứng sử dụng đĩa từ dễ hỏng hóc nếu bị các va đập mạnh. Nếu không nguy cơ hỏng ổ cứng và từ đó làm mất mát dữ liệu lưu trữ trong đó là cực cao.
Không chú trọng tản nhiệt
Một điểm yếu nữa của một cỗ máy tính di động như laptop đó là chúng dễ dàng bị nóng trong quá trình sử dụng. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà chúng ta phải “nhồi nhét” rất nhiều linh kiện vào trong một bộ khung nhỏ gọn. Đồng thời, sau một thời gian sử dụng, một điều bạn không thể tránh khỏi đó là bụi bẩn từ bên ngoài sẽ bay bám vào bên trong các linh kiện. Các lớp bụi này sẽ che khuất phần không gian thoát nhiệt, càng làm cho máy bạn nóng hơn. Chúng cũng bám vào quạt tản nhiệt cho chip, GPU khiến các thành phần này nhanh chóng “bốc lửa”.
Hút thuốc, để đồ uống cạnh laptop
Khi hút thuốc lá cạnh laptop, khói thuốc sẽ bay và ám vào các linh kiện bên trong, tạo ra các lớp nhựa thuốc trên bề mặt các linh kiện và rõ ràng điều này gây hại cho các thành phần điện tử bên trong.
Để laptop lên đùi, vật mềm
Khi đặt laptop trên người, bạn đã vô tình làm giảm phần diện tích thoát nhiệt của máy khiến hệ thống nhanh bị nỏng hơn, vừa gây cảm giác khó chịu khi sử dụng vừa làm giảm tuổi thọ các linh kiện bên trong. Việc để laptop trên các vật mềm như chăn đệm cũng gây hậu quả tương tự, máy nóng do khó thoát nhiệt
.
Tự sửa chữa laptop
Bạn không nên tự mày mò sửa chữa laptop bởi bên trong phần cứng có rất nhiều linh kiện nhỏ nên rất dễ bị vỡ hay hư hỏng, hoặc đơn giản là bạn tháo ra sau đó lắp nhầm vị trí các linh kiện khiến cho việc sửa chữa trở thành "chữa lợn mù thành lợn què".
Dùng sạc kém chất lượng
Hẳn bạn đọc chưa quên những vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây xảy ra với những người sử dụng sạc điện thoại đểu, như vụ thanh niên ở Đà Nẵng thiệt mạng, thiếu nữ ở Trung Quốc bị tử vong. Mặc dù những tai nạn như vậy với sạc laptop chưa xảy ra nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép chủ quan.
Các loại sạc kém chất lượng có thể dẫn tới sốc điện, gây cháy nổ do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền không đảm bảo chất lượng.
Tải và cài các phần mềm "nguy hiểm"
Bạn cảm thấy háo hức với những tính năng hữu dụng và không ngần ngại cài đặt ngay. Cứ như vậy, chỉ sau thời gian ngắn, chiếc laptop xinh xắn đã cài cắm hàng chục phần mềm thừa thãi, không cần thiết. Ngoài ra, chúng ta còn bỏ qua những cảnh báo an toàn, góp phần làm hệ thống trở nên chậm chạp hơn.
Chạm tay vào màn hình
Việc lấy móng tay hay ngòi bút chạm trực tiếp có thể gây xước màn hình, tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng sau này.
Nặng hơn, hành động quá mạnh còn gây ra điểm chết, vùng đốm chết trên màn hình nữa nha.
Xem thêm: máy tính bảng asus nexus 7 3G
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét